Khi nào bong bóng BĐS vỡ???

Khi nào bong bóng BĐS vỡ là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Những dấu hiệu nhận biết hiện tượng này là gì? Nguyên nhân do đâu? Và làm gì để khắc phục?  Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

1. Bong bóng bất động sản là gì?

Bong bóng bất động sản được hiểu là hiện tượng giá thị trường của BĐS tăng nhanh chóng vượt ra khỏi giá trị thực của nó, đến một mức độ không bền vững sẽ suy giảm nhanh chóng.
Hiện tượng này được coi là một loại bong bóng kinh tế xảy ra đối với thị trường BĐS và thường diễn ra theo chu kỳ 10 năm một lần.

2.  Khi nào bong bóng BĐS vỡ: Dấu hiệu nhận biết?

Thông thường, hiện tượng bong bóng BĐS sẽ vỡ khi có các dấu hiệu sau:
  • Giá BĐS tăng mạnh chỉ trong 1 thời gian rất ngắn
  • Nguồn cung BĐS tăng mạnh
  • Lượng giao dịch BĐS gia tăng đột biến
  • Các dự án ảo, dự án ma, hiện tượng bán nhà trên giấy, dự án thiếu pháp lý xuất hiện nhiều và được chào bán khắp nơi
  • Lượng người mua thực ít, chủ yếu là các nhà đầu tư mua đi bán lại để thu lợi nhuận.

Theo đó, khi các dấu hiệu này đồng loại xảy ra thì có nghĩa là bong bóng BĐS đang có dấu hiệu vỡ tan sau đó.

3. Nguyên nhân khiến cho bong bóng BĐS bị vỡ?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ bong bóng BĐS. Trong đó, có 4 nguyên nhân dưới đây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bong bóng BĐS khiến nó vỡ ra nhanh chóng. Bao gồm:

  • Sự phát triển bất cân đối giữa các phân khúc

Theo đó, thị trường có sự phát triển lệch pha về nguồn cung và cầu giữa các phân khúc trong thị trường bất động sản. Mà cụ thể là việc một số phân khúc như nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp, biệt thự, đất nền sốt nóng. Trong khi các phân khúc khác như BĐS công nghiệp, nhà ở xã hội chưa được quan tâm đúng mực. Điều này dẫn đến hiện tượng phát triển mất cân bằng giữa các phân khúc trên thị trường và là tiền đề để bong bóng BĐS xảy ra.
  • Kinh tế phát triển bùng nổ

Sự phát triển của kinh tế kéo theo tiền lương và thu nhập chung của người dân tăng cao. Dẫn đến số lượng người giàu, doanh nhân nhiều lên. Nhu cầu tích trữ, cất trữ tài sản, chuyển hướng đầu tư, bỏ vốn vào BĐS cũng gia tăng đáng kể. Kéo theo đó là xu hướng đầu tư lệch pha vào một số phân khúc như: đất nền, biệt thự, căn hộ cao cấp… có nhiều tiềm năng sinh lời nêu trên. Từ đó càng thúc đẩy sự chênh lệch giữa các phân khúc BĐS, dẫn đến vỡ bong bóng BĐS sau này.

  • Ngân hàng lỏng lẻo tín dụng đổ vào BĐS

Việc nhà nước, chính quyền buông lỏng các chính sách quản lý về tài chính, tín dụng có thể là lí do nguy hiểm dẫn đến vỡ bong bóng BĐS. Song song với đó là các ngân hàng dễ dãi trong việc cho vay tín dụng, yêu cầu thế chấp dưới chuẩn hoặc kiểm soát thiết chặt chẽ trong quá trình vay vốn có thể dẫn đến tình trạng người người đổ xô đi đầu tư BĐS.

Điều này khiến thị trường BĐS rất dễ bị mất kiểm soát, các khoản nợ xấu phình to, nguy cơ các nhà đầu tư và doanh nghiệp đáo hạn ngân hàng liên tiếp. Dẫn đến việc vỡ bong bóng BĐS chỉ là chuyện sớm muộn.

  • Thị trường bị chi phối do đầu cơ

Hiện tượng các nhà đầu tư BĐS muốn đầu cơ, lướt sóng, sinh lời nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng nhiều người mua hàng, ôm hàng, tạo sóng, đẩy giá ảo, sốt ảo… Điều này vô hình chung tạo ra giá trị ảo cho các sản phẩm BĐS gia tăng tràn lan. Càng khiến bong bóng BĐS phình to và vỡ ra nhanh chóng.

4. Khi nào bong bóng BĐS vỡ: Cách khắc phục?

Theo các chuyên gia, có một số cách thức dưới đây có thể làm chậm, ngăn chặn nguy cơ vỡ bong bóng BĐS. Cụ thể như sau:
  • Thu hồi các dự án bỏ hoang

Tiến hành theo dõi, nắm bắt cụ thể thông tin, diễn biến của thị trường. Đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời nhằm bình ổn thị trường. Hạn chế tối đa nguy cơ bị sốt đất, tăng giá, bong bóng BĐS trên diện rộng.

  • Rà soát, bổ sung chi tiết các quy hoạch

Bao gồm: quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, các kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo việc quy hoạch rõ ràng, minh bạch, cân bằng giữa các phân khúc. Đặc biệt là có đủ quỹ đất cho việc phát triển, xây dựng các dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập trung bình, thấp.

  • Điều phối, cân bằng phát triển giữa các phân khúc BĐS, nhất là phân khúc nhà ở xã hội

Trong đó, cần sắp xếp nguồn lực hợp lý để đầu tư, xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các dự án nhà ở xã hội. Nhất là những dự án ở các khu vực đông dân cư, công dân và người lao động. Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các phân khúc giàu nghèo trong xã hội và đảm bảo mức sống cho tầng lớp thu nhập vừa và thấp.

  • Rà soát, siết chặt quản lý pháp lý đất đai

Cần tăng tường thanh tra, kiểm soát toàn diện quá trình quy hoạch, sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất thực tế tại các địa phương. Có những yêu cầu cụ thể, minh bạch về pháp lý quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền trên đất.

  • Siết chặt quỹ tín dụng, các nguồn đầu tư vào BĐS

Điều này nhằm mục đích điều phối lại thị trường kinh tế nói chung. Tránh xảy ra tình trạng tín dụng đổ xô vào BĐS dẫn đến quả bóng địa ốc phình to. Kéo theo sau là nguy cơ nợ xấu, đáo hạn kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của toàn thị trường.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề khi nào bong bóng bất động sản vỡ, những hệ lụy kèm theo và cách khắc phục hậu quả.

Soi chiếu vào thực tế có thể thấy thị trường BĐS Việt đang có những dấu hiệu tiền bong bóng BĐS, bong bóng BĐS cục bộ tại một số địa phương. Tuy nhiên chính phủ đang có những biện pháp xử lý, ngăn chặn, điều chỉnh rất kịp thời nhằm đảm bảo không xảy ra hiện tượng trên. Việc quan trọng các nhà đầu tư cần làm lúc này là thường xuyên theo dõi tin tức thị trường để có những quyết định đầu tư an toàn và sáng suốt nhất cho chính mình.

Trả lời

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0941559666