Ngân hàng siết cho vay BĐS: Lợi hay hại?

Việc ngân hàng siết cho vay BĐS khiến thị trường này bớt đi vẻ sôi động vốn có. Rất nhiều người cho rằng đây là một cú sốc lớn với thị trường BĐS. Tuy nhiên cũng có không ít người cho rằng đây là liều thuốc đắng cần phải có cho thị trường thoát khỏi cơn sốt ảo hiện nay.

Vậy sự thực thì việc ngân hàng siết cho vay BĐS là tích cực hay tiêu cực? Dưới đây là những phân tích chuyên sâu đến từ các chuyên gia của dautubds.land. Mời anh chị cùng tham khảo:

Ngân hàng siết cho vay BĐS: Thực tế ra sao?

Mới đây, đã có hàng loạt ngân hàng đưa ra thông báo sẽ dừng việc cho vay đối với bất động sản. Điển hình như ngân hàng Techcombank đã dừng việc giải ngân khoản vay mua bất động sản từ ngày 25/3 vừa qua. Song song với đó, ngân hàng này cũng đang tiến hành trao đổi đàm phán nhằm hoãn lịch giải ngân các khoản vay đến tận sau tháng 4 đối với những khách vay của mình.

Một ngân hàng khác là Sacombank vừa qua cũng đã yêu cầu việc dừng cấp tín dụng đối với BĐS. Ngoại trừ việc cho vay mua, xây sửa BĐS để ở đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đơn vị này cũng đẩy mạnh việc giải ngân đối với sản xuất trong khi đó lại siết chặn nguồn vốn cho những trường hợp huy động, cho vay cầm cố tài sản bằng nhà đất.

Trên thực tế đây mới chỉ là những bước đầu tiên trên lộ trình các ngân hàng siết cho vay BĐS. Thị trường BĐS giữa năm 2022 có dấu hiệu siết chặt hơn nữa nhằm ổn định. Và chỉ đến cuối năm 2022, tình trạng siết van tín dụng mới dễ thở hơn một chút.

Những điểm tích cực

Bất chấp những trầm lắng thấy rõ của thị trường thì viết ngân hàng siết cho vay BĐS vẫn thể hiện những mặt tích cực. Cụ thể như:

  • Giúp kiểm soát nguồn tiền trên thị trường một cách minh bạch và thận trọng hơn so với trước đây.
  • Đồng thời giúp làm giảm nhiệt tình trạng sốt đất ảo tại các địa phương suốt thời gian qua.
  • Do đó, với những nhà đầu tư BĐS có nguồn tiền nhàn rỗi hoặc những doanh nghiệp có khả năng bán hàng tốt thì việc siết zoom tín dụng của ngân hàng dành  gần như không bị ảnh hưởng.

Những mặt tiêu cực

Song, bên cạnh đó, việc ngân hàng siết cho vay BĐS cũng tác động xấu đến một số đối tượng nhất định. Mà điển hình là nhóm nhà đầu cơ nhà đất, những người đầu tư dùng đòn bẩy tài chính…

Chưa kể việc siết tín dụng BĐS cũng có thể khiến một số chủ đầu tư lao đao khi lượng hàng tung ra sản phẩm lớn nhưng tốc độ bán hàng và thu hồi vốn lại rất chậm. Dẫn đến những đình trệ trong triển khai các dự án khác sau này.

Ngân hàng siết cho vay BĐS: Lộ trình biết trước, buộc phải đối mặt

Vì sao lại có việc ngân hàng siết cho vay BĐS như vậy? Câu chuyện này bắt nguồn từ việc hiện tượng BĐS không ngừng thổi giá suốt thời gian qua khiến cho rất nhiều người hiểu sai vấn đề và cho rằng đây là ưu điểm của thị trường. Khiến cho người người đổ xô đi mua sản phẩm bất chấp giá cao với hi vọng sẽ bán được giá cao hơn nữa. Tuy nhiên trên thực tế điều này lại đẩy giới đầu tư vào tử huyệt thanh khoản kém. Những nhà đầu tư F1 khi bán ra muốn có lời nhưng không ai mua, mà bán rẻ thì sợ lỗ. Dẫn đến dòng tiền bị chôn vốn lâu hơn dự định. Về lâu dài có thể dẫn đến rủi ro nếu chẳng may ngân hàng siết van tín dụng BĐS. Nhất là với những người cậy dựa đòn bẩy ngân hàng khi đầu tư BĐS.

Thực tế, theo các chuyên gia BĐS, việc các nhà đầu tư vay ngân hàng chủ yếu nhằm 3 mục đích chính là: vay mua đất, vay mua nhà hoặc vay để xây sửa nhà. Trong đó, việc vay mua đất thường mang tính chất đầu cơ cao nhất. Vì khả năng miếng đất được đưa vào sử dụng cuối để xây nhà, làm xưởng hay kho bãi là cực thấp so với tổng lượng đất được mua. Cứ nhìn vào tình trạng các dự án được phân lô bán nền trong 5 năm gần nhất sẽ thấy lượng đất được sử dụng rất ít so với lượng đất để trống là thấy rõ khả năng đầu cơ lớn thế nào.

Theo đó, việc ngân hàng siết tín dụng cho vay BĐS sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi vanh vốn mua đất để đầu cơ hay xa hơn là việc phân lô bán nền, gom đất nông nghiệp chờ ngày chuyển đổi… Về lâu dài, với việc siết tín dụng như vậy, thị trường đầu tư đất sẽ ổn định và lành mạnh hơn. Điều này có nghĩa là để đầu tư, buộc nhà đầu tư phải dùng tiền nhàn rỗi hoặc vay vốn theo cách thức khác với tỉ lệ % thấp hơn. Đồng thời phải xác định đầu tư trung và dài hạn mới hiệu quả chứ không có chuyện lướt sóng ngắn hạn như trước.

Trên thực tế theo các chuyên gia, việc ngân hàng siết cho vay BĐS là chuyện có thể nhìn thấy trước. Hầu hết các ngân hàng đều có lộ trình siết tín dụng từ khá lâu trước đó để các nhà đầu tư cá nhân lẫn doanh nghiệp không quá bất ngờ. Tuy nhiên các bên vẫn phải chấp nhận đối mặt với những rủi ro, khó khăn khi quá trình này diễn ra. Bởi bản chất thị trường BĐS vẫn phụ thuộc rất lớn vào tín dụng ngân hàng.

Trả lời

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0941559666