Chung cư hạng C là gì? Lưu ý trong phân hạng căn hộ chung cư

Căn hộ chung cư hiện trở thành lựa chọn phổ biến của đông đảo các gia đình nhờ đáp ứng được đủ các yếu tố tiện lợi trong quá trình sử dụng. Trước khi quyết định ký hợp đồng mua bán căn hộ và đánh giá có bán đúng giá trị, bạn cần tìm hiểu về cách phân loại chung cư cũng như niên hạn sử dụng. Theo đó, các căn hộ chung cư sẽ được công nhận thứ hạng A, B, C, trong đó chung cư hạng C nhận được sự quan tâm của nhiều quý khách hàng? Hãy cùng tìm hiểu về loại căn hộ này nhé!

Chung cư hạng C là gì?

Các căn hộ không đáp ứng được các tiêu chí của chung cư hạng A, hạng B sẽ được xếp là chung cư hạng C. Việc phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư theo các tiêu chí rõ ràng sẽ là cơ sở định giá các căn hộ chung cư trong quản lý hoặc giao dịch trên thị trường, tránh tình trạng bị doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm không đúng giá trị thực tế.

Theo đó, Sở Xây dựng địa phương sẽ công nhận thứ hạng chung cư theo đề nghị cấp phép của chủ đầu tư, ban quản lý các tòa nhà, hoặc có sự đề nghị của hơn 50% hộ dân sinh sống trong chung cư. Tuy nhiên, quy định phân hạng chung cư này không áp dụng đối với các chung cư được xây dựng trước năm 1994.

Các tiêu chí phân hạng căn hộ hạng C

Thông thường, chung cư hạng C vẫn cần đảm bảo các yếu tố về quy hoạch, kiến trúc như:

Quy hoạch

Có hệ thống giao thông thuận tiện. Cảnh quan đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Môi trường đảm bảo vệ sinh.

Kiến trúc

Cơ cấu căn hộ đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Diện tích phụ thuộc vào quy mô thiết kế, nhưng không nhỏ hơn 50 m2. Diện tích phòng ngủ chính lớn hơn 12 m2.

Thang máy đảm bảo vận chuyển đồ đạc, băng ca cấp cứu, mỗi thang phục vụ tối đa không quá 60 căn hộ.

Có chỗ để xe đảm bảo tiêu chuẩn và được trông giữ bảo vệ an toàn.

Tuy nhiên, cách phân hạng chung cư này không áp dụng với các chung cư được xây dựng trước năm 1994.

Lưu ý trong phân hạng căn hộ chung cư ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc phân hạng cũng như công nhận căn hộ được thực hiện đối với từng tòa căn hộ và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Thứ nhất, có đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc Ban quản trị nhà chung cư hoặc được sự thống nhất bằng văn bản của 50% tổng số hộ dân sinh sống trong chung cư.

– Thứ hai, tòa nhà chung cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được duyệt, theo Giấy phép xây dựng đã được cấp.

– Thứ ba, nhà chung cư hoàn thành việc đầu tư xây dựng đúng với quy định pháp luật về nhà ở, về xây dựng và các quy định khác có liên quan.

– Thứ tư, nhà chung cư đã được bàn giao và đưa vào sử dụng, không vi phạm quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị công nhận thứ hạng.

– Thứ năm, nhà chung cư không thuộc khu vực có quyết định thu hồi đất của cơ quan chức năng, không thuộc diện phá dỡ.

Thời gian sở hữu theo phân loại chung cư

Khoản 1, Điều 99, Luật Nhà ở 2014 quy định “Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư”, cụ thể:

– Công trình cấp 4 có thời hạn sử dụng dưới 20 năm;

– Công trình cấp 3 có thời hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;

– Công trình cấp 2 có thời hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;

– Công trình cấp 1 và công trình đặc biệt có thời hạn sử dụng trên 100 năm.

Lợi ích của việc nắm rõ cách phân hạng chung cư

– Tránh việc tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến quản lý chung cư và giá dịch vụ.

– Đảm bảo quyền lợi, thời gian sở hữu cho người mua căn hộ theo quy định của pháp luật.

– Hạn chế các rủi ro, rắc rối về pháp lý trong quá trình cho tặng, thừa kế hay sang nhượng nhà chung cư.

Lời kết

Như vậy, việc phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư theo các tiêu chí rõ ràng như trên chính là cơ sở để định giá các căn hộ chung cư trong quản lý hay giao dịch trên thị trường bất động sản, tránh tình trạng chủ đầu tư hay nhân viên tư vấn quảng cáo sản phẩm không đúng giá trị thực.

Trả lời

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • 0941559666